Đứt Dây Chằng Là Gì? ⚡️ Nguyên Nhân – Dấu Hiệu & Cách Điều Trị

5/5 - (1 bình chọn)

Các chuyên gia chấn thương chỉnh hình cho rằng, đứt dây chằng  rất thường gặp trong các sinh hoạt thường ngày, chơi thể thao hoặc làm việc. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp không nhận biết được sớm và điều trị đúng cách, dẫn đến nguy cơ giảm khả năng vận động, thậm chí là làm tổn thương thứ phát khớp gối. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi xin chia sẻ về đứt dây chằng là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu cũng như cách điều trị và cách phòng tránh chấn thương này.

Cấu tạo dây chằng

Dây chằng gồm các mô liên kết dai và dày đặc kết nối các xương với nhau để làm vững khớp. Không giống như gân, dây chằng có tính chất đàn hồi. Nếu các dây chằng bị kéo căng đến mức bị giãn ra quá nhiều, chúng sẽ bị tổn thương và khiến khớp trở nên lỏng lẻo, đau, hạn chế các cử động.

Đứt dây chằng là gì?

Đứt (hay rách) dây chằng (thuật ngữ tiếng Anh: Torn Ligaments) là chấn thương khá phổ biến, xảy ra do lực tác động quá lớn lên khớp. Chẳng hạn như té ngã khi chơi thể thao, ngã từ trên cao xuống hay va chạm do tai nạn. Vị trí rách thường nằm ở đầu gối, mắt cá chân, cổ tay, ngón tay cái, cổ hoặc lưng.

Các vận động viên thể thao, võ sỉ, vũ công, người tập thể dục cường độ trung bình đến cao,… là các đối tượng dễ bị rách dây chằng hơn cả.

Đứt dây chằng là gì

Dấu hiệu nhận biết bị đứt dây chằng

Khi dây chằng bị đứt, bạn có thể gặp phải các triệu chứng sau đây

  • Âm thanh tương tự tiếng nứthoặc tiếng nổ nhỏ;
  • Bầm tím, bị sưng, đau, đặc biệt là khi có áp lực lên khớp;
  • Xuất hiện vết lõm ở khớp nơi dây chắng bị rách;
  • Co thắt cơ;
  • Khả năng vận động suy giảm, dẫn tới tình trạng khớp lỏng lẻo hoặc không thể cử động bình thường.

Nguyên nhân gây đứt dây chằng

Nguyên nhân dẫn đến chấn thương này sẽ tùy theo vị trí của dây chằng trên cơ thể:

Đứt dây chằng đầu gối

Đầu gối là một khớp bản lề được kết nối bởi 4 dây chằng. Trong đó, dây chằng là cấu trúc quan trọng giúp giữ các xương lại với nhau và kiểm soát cử động của khớp. Đặc biệt, chúng còn đảm bảo khoảng cách mà xương chày có thể “trượt” về phía trước so với xương đùi để điều kiện cho chúng ta di chuyển một cách thuận tiện & an toàn.

4 dây chằng đầu gối bao gồm dây chằng chéo trước (ACL), dây chằng chéo sau (PCL), dây chăng bên trong (MCL) và dâychằng bên ngoài (LCL).

  •  Đứt dây chằng chéo trước ACL: nằm ở vị trí trung tâm đầu gối, có vai trò kết nối xương đùi với xương ống chân & điều khiển chuyển động. ACL là dây chằng thường dễ bị đứt nhất ở đầu gối.
  • Đứt dây chằng chéo sau: tình trạng khá hiếm gặp, ngoại trừ trường hợp bị tai nạn giao thông. Dây chằng chéo sau cũng có vai trò liên kết xương đùii với xương ống chân ở đầu gối.
  • Đứt dây chằng bên ngoài: Dây chằng bên ngoài hoặc dây chằng bên cạnh LCL giúp nối xương đùi với xương mác, xương nhỏ hơn của cẳng chân nằm ở vị trí bên ngoài đầu gối. Dây chằng này hợp với đầugối tạo thành góc hẹp. Và có chức năng giúp cho phần mặt ngoài của đầu gối ổn định.
  • Đứt dây chằng bên trong: Dây chằng chéo bên trong MCL kéo dài từ bên trong của đầu dưới xương đùi xuống đến phía trong đầu trên xương chày. Dây chằng này giúp liên kết xương đùi và xương ống chân ở bên trong đầu gối. MCL xảy ra do tình trạng căng cơ hoặc do chèn ép quá mức.

Đứt dây chằng gối

Tìm hiểu thêm: Đứt dây chằng chéo trước TOP10 câu hỏi không nên bỏ qua

Đứt dây chằng vị trí khác

  • Cổ tay: có khoảng 20 dây chằng ở vùng cổ tay. Các dây chằng này cũng dễ bị tổn thương nếu có chấn thương vào vùng cổ tay hoặc khi có lực tác động đột ngột vào vùng này. Phức hợp sụn sợi tam giác (TFCC) là 1 trong những dây chằng dễ bị thương nhất.
  • Cổ: Khi tăng/giảm tốc đột ngột, gây ra chuyển động mạnh của cột sống cổ, dây chằng vùng cổ sẽ có nguy cơ bị đứt. Loại chấn thương này thường dẫn đến tổn thương cơ, dây thần kinh và xương.
  • Lưng: Các dây chằng ở lưng rất dễ bị rách khi bạn cố sức để nâng vật quá nặng.
  • Mắt cá chân: Tổ hợp dây chằng quanh mắt cá ngoài, gồm dây chằng sên-mác trước (ATFL), dây chằng gót-mác (CFL) & dây chằng sên-mác sau (PTFL) là dễ bị tổn thương nhất do bàn chân thường bị lật vào trong khi chấn thương. Dây chằng delta (gồm dây chằng chày-sên trước, dây chằng chày-gót, dây chăng chày-sên sau và dây chằng sên-ghe) cũng dễ bị tổn thương khi cổ chân bị lật ra ngoài.

Đứt dây chằng mắt cá

Phương pháp chẩn đoán dây chằng bị đứt

Để chẩn đoán tình trạng đứt rách dây chằng, trước tiên bác sĩ sẽ khám tổng quát vùng bị chấn thương, đồng thời hỏi thăm về bệnh sử của bệnh nhân. Bạn cần cung cấp thông tin về hoàn cảnh khiến bạn bị chấn thương, những chấn thương từng gặp và cả bệnh mạn tính nếu có. Việc sờ nắn hoặc di chuyển khớp cũng sẽ cung cấp cho bác sĩ thông tin về mức độ chấn thương.

Tiếp theo, bạn sẽ được chỉ định chụp X-quang để xem xương bị gãy không, chụp cộng hưởng từ MRI để xác định dây chằng bị đứt rách một phần hay toàn bộ.

Dựa trên tình trạng chấn thương dây chằng, y khoa chia làm 3 mức độ:

  • Độ I: tình trạng chấn thương nhẹ gây tổn thương dây chằng, nhưng không gây rách hoặc chỉ rách một phần không đáng kể.
  • Độ II: tình trạng chấn thương vừa phải, đứt 1 phần dây chằng khiến khớp có biểu hiện lỏng lẻo bất thường.
  • Độ III: tình trạng chấn thương nặng với tình trạng đứt toàn bộ dây chằng, dây chằng mất chức năng và khiến khớp gần như mất toàn bộ khả năng vận động.

Khám tổng quát cơ xương khớp tại vùng chấn thương giúp bác sĩ đánh giá chính xác mức độ thương tổn

Biến chứng khi bị đứt dây chằng

Khi dây chằng bị đứt, các biến chứng dễ nhận thấy nhất chính là sự mất ổn định của khớp. Nếu tình trạng này còn kéo dài, khớp không được điều trị phục hồi sẽ dẫn tới sự thoái hóa của sụn, cuối cùng là thoái hóa khớp, khiến bệnh nhân đau đớn kéo dài, chất lượng cuộc sống suy giảm, thậm chí có nguy cơ tàn phế và phải thay khớp sau này.

Phương pháp điều trị và phục hồi

Chúng tôi hiểu được sự lo lắng của bạn khi đứt dây chằng vì đây là loại chấn thương khá nặng. Tuy nhiên, hầu hết các dây chằng bị đứt đều sẽ lành lại nếu bệnh nhân tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Cụ thể, trong trường hợp đứt dây chằng độ I, độ II, người bị chấn thương thường chỉ định áp dụng phương pháp trị liệu RICE, tức là:

  • R – Rest (Nghỉ ngơi): Sau khi gặp chấn thương, mọi tác động gây áp lực, căng thẳng cho vùng bị thương đều phải được hạn chế đến mức tối đa. Cần dành thời gian nghỉ ngơi tới khi vết thương bạn hồi phục hoàn toàn.
  • I – Ice (Chườm đá): Đây là phương pháp đơn giản và hiệu quả trong việc giảm đau nhanh chóng cho vùng bị thương, đồng thời hạn chế tình trạng sưng tấy. Trong vòng vài ngày đầu sau chấn thương, hãy chườm đá 15phút – 30 phút/lần, mỗi lần cách nhau tối thiểu 2h.
  • C – Compression (Băng ép): Vùng chấn thưng được băng bó và ép chặt sẽ giúp giảm sưng, đau. Có thể dùng một dải băng quấn quanh vết thương, nhưng đừng quấn quá chặt kẻo bị tác dụng ngược.
  • E – Elevation (Nâng cao): Nâng cao vùng tổn thương để kiểm soát lưu lượng máu đến khu vực bị thương. Từ đó giảm sưng viêm 1 cách hiệu quả. Ví dụ, nếu bị dây chằng cổ chân bị đứt, hãy kê cao chân khi ngồi hoặc nằm. Sau vài ngày, những chấn thương dây chằng ở mức độ nhẹ sẽ hồi phục dần.

Phương pháp RICE – sơ cứu chấn thương

Đối với các trường hợp đứt rách cấp độ II, song song với phương pháp RICE, có thể kết hợp nẹp để phục hồi nhanh chóng. Vị trí & mức độ tổn thương sẽ quyết định thời gian cần nẹp.

Riêng những người bị chấn thương dây chằng độ III, bác sĩ sẽ xem xét phẫu thuật để nối lại dây chằng bị đứt.

Cách phòng ngừa đứt dây chằng

Để phòng ngừa chấn thương đứt dây chằng,  bạn cần lưu ý:

  • Khởi động đúng cách trước khi chơi các môn thể thao để làm nóng cơ bắp, các khớp. Cũng như tăng lưu thông máu, và giúp hạn chế chấn thương.
  • Ngừng tập luyện nếu thấy cơ thể mệt mỏi: Cảm giác uể oải, rã rời chính là cách cơ bắp ta “phản ứng” lại vì phải hoạt động quá sức. Vì vậy, chỉ khi nào bạn hoàn toàn khỏe khoắn & sẵn sàng cho buổi tập thì hãy ra sân.
  • Chú trọng các bài tập tăng độ dẻo dai cho dây chằng: Khác cơ bắp, không có bài tập cụ thể giíup tăng sự dẻo dai cho dây chằng. Thay vào đó, các dây chằng sẽ “khỏe” lên 1 cách tự nhiên nếu nhận được lượng tải trọng phù hợp. Ví dụ, muốn củng cố dây chằng gối, hãy tập các môn như đạp xe, bơi lội, đi bộ… Vì những môn này phải sử dụng cơ gối nhiều, lại tác động 1 lực đều đặn lên vùng gối. Dần dần, dây chằng gối tự phát triển thêm các sợi bổ sung nhằm thích ứng với lực tác động này, trở nên mạnh khỏe hơn.
  • Tránh các kỹ thuật sai khi thể thao, hạn chế mang vác đồ vật nặng, cẩn thẩn để tránh tai nạn xe cộ/tai nạn té ngã…
  • Có chế độ dinh dưỡng giàu canxi để tăng cường độ dẻo dai của dây chằng, phòng ngừa chấn thương. Nguồn canxi tốt đến từ sữa, các sản phẩm từ sữa, trứng, các loại đậu, rau lá xanh, hải sản,
  • Cung cấp đủ lượng vitamin D & Magiê. Hai vi chất này giúp cơ thể bạn hấp thụ canxi trọn vẹn hơn.

Tập các môn như đạp xe, bơi lội, đi bộ…

Dr. Quynh – Bác sĩ chuyên khoa chỉnh hình uy tín

Dr. Quynh, bác sĩ chuyên khoa chỉnh hình cơ xương khớp, chuyên phẫu thuật các khớp gối, khớp vai & tình trạng gãy xương tay chân. Có dịch vụ bác sĩ khám chuyên khoa tại nhà mạng lưới rộng, cung cấp các vật tư thiết bị y tế chuyên dụng.

Với dịch vụ bác sĩ gia đình là những người sẽ khám cũng như theo dõi trong suốt quá trình phục hồi bệnh cho bệnh nhân. Với dịch vụ này giúp cho Dr. Quynh có được một lượng bệnh nhân đáng kể bởi ưu điểm của dịch vụ là dành cho:

  • Những người cao tuổi, bị suy kiệt sức đề kháng, sức khoẻ yếu
  • Bệnh nhân lớn tuổi mắc các căn bệnh mạn tính hay đau nhức xương khớp dẫn đến đi đứng khó khăn
  • Người lớn tuổi bị bệnh đột quỵ liệt nửa người hoặc bị bị liệt toàn thân
  • Bệnh nhân không đồng ý với phương pháp điều trị chấn thương tại bệnh viện
  • Bệnh nhân gặp ung thư giai đoạn cần chăm sóc tại nhà
  • Người bệnh sau các cuộc phẫu thuật thay khớp gối, khớp háng
  • Bệnh nhân cần cấp cứu ngay như chấn thương, gãy xương, đột quỵ cần sơ cứu

Dịch vụ thăm khám tại nhà DrQuynh

Bác sĩ tại đây có trình độ chuyên môn cao, nắm bắt các phương pháp mới nhất nhưng vẫn giữ nguyên chất lượng hậu phẫu thuật. Luôn đặt bệnh tình của bệnh nhân lên đầu và đem đến cho bệnh nhân  trải nghiệm dịch vụ tốt nhất. Ngoài ra, chi trả cho phẫu thuật nơi đây ổn định, chi phí không quá mắc phù hợp với điều kiện nhiều gia đình.

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0936.231.699
  • Sài Gòn: 002 Block A, EHOME S Nam, Đường Số 1, Bình Hưng, Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Đồng Nai: Phòng Khám Bác Sĩ Tâm
  • Kon Tum: 211 Duy Tân, Tp Kon Tum, Kon Tum
  • Email: DrQuynh.com@gmail.com
  • Website: drquynh.com

Qua bài viết, chắc hẳn bạn đọc đã hiểu rõ hơn về đứt dây chằng là gì? Chấn thương này có thể ảnh hưởng nhiều đến khả năng vận động người bệnh. Vì thế, ngay khi có những biểu hiện của tình trạng chấn thương như chúng tôi đề cập ở trên, bạn hãy nhanh chóng đến các bệnh viện chuyên khoa hoặc sử dụng dịch vụ thăm khám tại nhà tại DrQuynh để được thăm khám và điều trị sớm, nhằm mang lại hiệu quả phục hồi cao và ít để lại di chứng!

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

LEETU REVIEW
Logo